NHỮNG ĐỊA DANH DU LỊCH ĐẸP XUẤT HIỆN TRONG MV “BAO GIỜ LẤY CHỒNG” CỦA BÍCH PHƯƠNG

     Để có được những cảnh quay đẹp và lung linh, các nhà sản xuất phim và video ca nhạc không cần phải tìm kiếm đâu xa. Trên đất nước Việt Nam ta có muôn vàn cảnh đẹp, tạo ra nhiều bối cảnh cho các nhà sản xuất lựa chọn. Hãy cùng nhau tận hưởng những thước phim đẹp về điểm du lịch trong nước ở MV “Bao giờ lấy chồng” của Bích Phương!

     MV “Bao giờ lấy chồng” của Bích Phương lựa chọn 2 địa danh du lịch ở miền Bắc để tạo ra những thước phim đẹp, khiến khán giả mãn nhãn và tự hào về non sông tươi đẹp của Việt Nam. Những điểm đến du lịch đó là:
Chùa Bái Đính, Ninh Bình
     Chùa Bái Đính được chọn là địa điểm họp lớp kỷ niệm 10 năm ra trường trong MV Bao Giờ Lấy Chồng, thay vì bạn bè dẫn con cái theo cùng thì Bích Phương vẫn tung tăng đi “một mình”.
Bích Phương tung tăng đi “một mình” dạo qua Điện Pháp Chủ
    Cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km về phía Tây Bắc, chùa Bái Đính là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất,…Đây cũng là một điểm đến nổi tiếng, hàng năm thu hút rất đông du khách về tham quan.
Điện Tam Thế
    Quần thể chùa Bái Đính có diện tích được xác lập là rộng nhất Việt Nam với 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới được xây dựng từ năm 2003. Toàn bộ khuôn viên chùa Bái Đính mới được thiết kế hài hòa, gắn với thung lũng cao, hồ nước, không gian cây xanh với những khu vườn thoáng. Tất cả đã tạo ra một sự kết hợp hài hòa của không gian kiến trúc chùa chiền bao la, tĩnh lặng và thoát tục bởi tiếng chuông chùa ngân nga, siêu thoát.
Toàn cảnh Bái Đính ngày và đêm
     Điều khác biệt nhất ở kiến trúc của chùa Bái Đính là thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng, nó không giống với nét thẳng thô của chùa Trung Quốc. Các chi tiết trang trí ở chùa Bái Đính cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam với sự đóng góp công sức của 500 nghệ nhân và rất nhiều tổ thợ đến từ những làng nghề nổi tiếng trong cả nước như Mộc Phúc Lộc, chạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên.
Bảo tháp Xá lợi sừng sững uy nghiêm trong MV
     Chùa Bái Đính cũng là ngôi chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam và hành lang La Hán dài nhất châu Á, dài gần 3 km. Khi đi ngang qua mỗi bức tượng, nhiều người thường dùng tay chạm vào để mong cầu những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Dãy hành lang La Hán
     Chùa Bái Đính đã trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh lớn nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Từ trên đỉnh núi hùng vĩ phóng tầm mắt ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên bao la, du khách sẽ thấy tâm hồn thật thư thái. Đặc biệt, đứng trước các pho tượng Phật, du khách sẽ có cảm giác được che chở và thấm nhuần tư tưởng từ, bi, hỉ, xả của ngài.
Công viên thiên đường Bảo Sơn, Hà Nội
     Ngoài chùa Bái Đính, trong MV cũng xuất hiện một khung cảnh quen thuộc nữa là khu phố cổ của Công viên thiên đường Bảo Sơn. Tọa lạc tại Km8 đường Láng Hòa Lạc, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, cách trung tâm thành phố Hà Nội 12km, thiên đường Bảo Sơn hấp dẫn du khách bởi không gian thoáng đãng, rộng lớn.
Khu phố cổ lên hình lung linh
     Tọa lạc trên diện tích 5.000m², khu phố cổ của công viên thiên đường Bảo Sơn được xây dựng với hơn 20 ngôi nhà liền kề theo kiểu “chống diêm”, lợp ngói ta và một số nhà mang kiến trúc phương Tây. Mỗi căn nhà là một cửa hàng vải vóc, đồ mỹ nghệ, đồ điện tử, giải khát… được sắp xếp đảm bảo sự kết hợp hài hoà, tái hiện sinh động đời sống sinh hoạt của người dân Hà Nội những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Một góc khu phố cổ với những căn nhà liền kề
Quán ăn vỉa hè khu phố cổ
     Khu vực phố cổ được ngăn cách với phần còn lại của công viên bằng cổng ra vào mang kiến trúc cổng Ô Quan Chưởng. Các sản phẩm được trưng bày và kinh doanh trong khu phố cổ bao gồm: Nhà trưng bày về Hà Nội, Tiệm ảnh, Tranh đá quý, Quán cà phê cổ, Cửa hàng đồng hồ kính bút, Cửa hàng chim cá cảnh, Cửa hàng đồ gốm, Cửa hàng đồ giả cổ, Cửa hàng đồ đồng, Cửa hàng sơn mài, Cửa hàng tơ lụa, Cửa hàng thuốc bắc, Cửa hàng tẩm quất, hát ả đào, Cửa hàng hàng bạc, Cửa hàng nhạc cụ dân tộc, Cửa hàng ô mai, bánh mứt kẹo dân tộc, Nhà thành hoàng.
Kiến trúc cổng Ô Quan Chưởng
     Đây không chỉ là nơi bảo tồn kiến trúc độc đáo của Hà Nội xưa, mà còn bảo tồn di sản văn hoá tinh thần về lịch sử của một Hà Nội ngàn năm văn hiến, giúp cho du khách, những người muốn hoài niệm về một Hà Nội xưa có thể thưởng ngoạn, thưởng thức những món ăn, những dịch vụ đã từng có trong lịch sử của Hà Nội và còn nguyên giá trị sử dụng cho đến ngày nay.
Nguồn tin: Báo Mới và Ivivu
Nguồn ảnh: Internet

Thành Viên

??i tác 12
??i tác 4
??i tác 6
??i tác8
??i tác 7
??i tác 09
??i tác 5
??i tác 10
??i tác 3
??i tác 2
??i tác 1
doi tac 12
 
@ 2015 HPtour